PHÂN LOÀI

Yến sào là loại chim nhỏ, giống chim én, mỏ cong, mỏ và mắt đen, có chiều dài 11-12 cm và cân nặng 15-18 gram. Lông màu nâu đen phần thân trên và nhạt màu phần thân dưới. Đuôi chia hai, cánh dài và hẹp.
Yến hàng là loài chim quý, phân bố chủ yếu ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Campuchia và Việt Nam của chúng ta

HÀNH VI

Yến sào làm tổ và sinh sống dọc theo các khu vực từ ven biển đến vùng núi, có thể ở độ cao lên đến 2.800 mét trên mực nước biển. Yến sào ăn các côn trùng bay, được bắt trên cánh của chúng.
Chúng thường sống trong hang động, trong khe đá, trong vách đá hoặc trong nhà. Tổ yến sào thường có màu trắng đục, được làm bằng lớp nước bọt cứng gắn liền với đá. Có chiều dài khoảng 6 cm, ngang khoảng 1,5 cm và trọng lượng khoảng 14 gram.

TỔ YẾN SÀO VÀ CON NGƯỜI

Yến sào đã đi vào lịch sử ẩm thực từ lâu, được y học cổ truyền lẫn y học hiện đại đánh giá cao về những tính năng bổ dưỡng, đặc biệt tốt cho những người mới ốm dậy, người có thể trạng gầy yếu suy nhược, người cao tuổi, trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Tổ yến sào thường được sử dụng trong các món canh yến sào (thường gọi là súp yến). Các món canh yến sào được thực hiện bằng cách ngâm và chưng cách thủy tổ yến sào trong nước, tổ yến được cho là có nhiều chất dinh dưỡng bồi bổ cơ thể và có giá thành cao và được quan tâm rất nhiều vì giá trị kinh tế.
Với sự phát triển nghề nuôi yến sào trong nhà (còn gọi là yến nhà). Người dân phát triển thành các nông trại nuôi yến sào với những ngôi nhà được xây dựng có cấu trúc phù hợp nuôi yến sào hoặc nhà trống cũ với "loa" phát âm thanh chim yến sào trên mái nhà để thu hút yến sào về làm tổ.
Nhưng ngược lại tại các khu vực đô thị, nhà nuôi yến sào được coi là phiền phức với hàng xóm xung quanh do âm thanh chim yến sào lớn, ồn ào và phân chim thải ra.

TỔ YẾN SÀO ĐƯỢC PHÂN NHIỀU LOẠI, GIÁ TRỊ NHẤT LÀ YẾN HUYẾT

Trong những đặc sản nổi tiếng ở vùng biển như khô mực, hải mã (cá ngựa), vi cá mập…, tổ yến cũng được ưa thích bởi người giàu, đặc biệt là tổ yến huyết vì giá trị bổ dưỡng của nó.
Yến huyết là 1 trong những loại yến sào (tổ yến). Tổ yến là "sản phẩm" của loài chim yến hàng.
Yến hàng là loài chim có quy luật sinh học kỳ lạ Yến sống thành từng đôi trong bầy đàn lớn, bay lượn liên tục và không bao giờ đậu chỗ nào khác ngoài tổ của mình. Tổ chim yến hàng được tạo nên bởi nước bọt tiết nhã qua ngày đêm của chim trống và chim mái. Khi tổ hình thành, nếu bị lấy đi yến sẽ làm tổ mới.
Tổ yến là 1 trong 8 món ăn nổi tiếng được gọi là bát trân, cùng với bào ngư, hải sâm, vây cá mập, đế chân voi, bàn tay gấu... chim yến hàng còn được gọi là hải yến, én biển, yến oa.
Thời triều Nguyễn, triều đại cuối cùng ở Việt Nam ta, trong những bữa đại tiệc linh đình ở hoàng cung như ngày sinh thành của vua, hoàng thái hậu, tiếp đãi sứ thần, trọng thần, mừng tiến sĩ … không bao giờ thiếu món yến sào, nên thường gọi là yến tiệc. Từ đó về sau, yến sào luôn đứng đầu trong danh sách "thực đơn" chốn hoàng cung.
Thời vua chúa được dùng loại yến huyết "Vua Minh Mạng và Tần Thủy Hoàng ăn yến thay cơm hằng ngày". Tổ yến cũng được ghi nhận giúp tăng cường khí lực, chữa các bệnh về đường hô hấp, có lợi cho da, giúp tiêu hóa và giúp ăn ngon…. Tuy nhiên, không phải tổ yến tốt thì ai dùng cũng tốt.
Các lương y cho rằng tổ yến, bất kể đó là yến huyết thì người có phế vị hư nhược, đàm thấp và người bị bệnh nặng quá thì không nên dùng.
Không dừng lại ở tổ yến, người ta tin rằng thịt chim yến hàng rất tốt, có người còn sẵn sàng trả giá cao, để được ăn thịt chim yến với suy nghĩ rằng chỉ riêng nước dãi của yến đã bổ như thế, thì hẳn là thịt xương của chim yến cũng bổ gấp trăm lần cái món nước dãi của nó.
Điều này đã được các Đông y cũng như các y văn cũng cảnh báo thịt chim yến "có độc" không bổ như nhiều người lầm tưởng.
Trong “Nam dược thần hiệu”, danh y Tuệ Tĩnh viết: "Yến nhục - thịt chim yến vị ngọt, tính bình, có độc, ăn nhiều thần khí mỏi mệt".
Danh y Hải Thượng Lãn Ông ghi trong “Lĩnh Nam bản thảo”: "Yến nhục thường gọi thịt chim én/ Ngọt bình, ấm, độc, phải cho rành/ Chỉ chữa được trùng và mụn trĩ/ Ăn nhiều tổn trí mệt thần linh".
Và điều này cũng cho thấy và lý giải sao chuyện Vua Minh Mạng, ông vua được ghi nhận chuyên dùng yến huyết "thọ" không quá tuổi 50
Minh chứng cho trong cuộc sống của chúng ta biết rằng thảo dược là tốt, nhưng chúng ta phải dùng ở mức cân đối và phù hợp. Cũng không nên tin vào sự thần kỳ của tổ yến huyết mà khi bị bệnh, thay vì đến bệnh viện điều trị … chúng ta lại nuôi hy vọng vào yến huyết cũng không tốt lắm.
Tổ yến huyết có màu đỏ tươi, mép có viền trắng được xếp vào loại thượng hạng. Theo những người thợ sào chĩa, loại tổ yến này rất hiếm gặp, thường mỗi vụ thu hoạch chỉ được vài trăm tổ mà thôi.
Dân gian lưu truyền rằng tổ yến huyết nên hình hài bởi do chim yến thổ huyết mà nên.
và có 1 số người cho rằng sau khi làm ra chiếc tổ đầu tiên, chưa kịp ở yên thì đôi yến hàng bị "chĩa tổ". Để có nơi ẩn thân, yến hàng phải nhả dãi tạo tổ mới và lại bị "bứng". Đến lần thứ 3, trong tình cảnh chẳng đặng đừng, đôi yến phải khạc dãi lẫn máu tạo tổ. Nên tổ yến huyết có màu đỏ và dinh dưỡng!

DƯỚI CÁI NHÌN CỦA NHÀ KHOA HỌC VỀ YẾN HUYỀT

Nhà khoa học cho rằng chim yến thổ huyết tạo tổ được gọi là yến huyết và Chim yến ăn phấn đá (hải phấn) ở bãi biển, rồi nhả ra, làm tổ thành từng lớp, ở vách núi. Người ở hải đảo chờ đến mùa thu đi đến nơi có tổ yến, lấy cần tre đầu có lưỡi mạo cạo lấy nó. Hải phấn tính hàn và mặn, chim yến nuốt vào lại nhả ra thì hóa ôn và ngọt, hình chất hóa hết, cho nên có thể thanh đờm, khai vị.
Yến sào có 3 loại, loại đen, loại trắng và có một loại rất quý hiếm đó là Yến thuộc hỏa, nên thứ đỏ là tinh dịch (tinh nước dãi) của yến!".
Thực tế yến huyết bổ thì rất bổ nhưng không phải là do tinh huyết của loài chim yến mà ra, như lâu nay người ta lan truyền. Theo các nhà khoa học mới biết tổ yến có màu đỏ là do vách đá nơi chim yến làm tổ có nhiều oxyd sắt. Do có sự trao đổi chất nên tổ yến nguyên thủy từ màu trắng chuyển đỏ và chứa nhiều nguyên tố vi lượng. Cũng nhờ vậy mà tổ yến huyết có màu đỏ bất thường và bổ dưỡng hơn các loại tổ yến khác.
Hàng quý tao nên giá cao, yến huyết đắc nhất, mỗi loại tổ yến nếu đúng giá trị có giá khoảng 100 triệu đồng / kg. Cũng vì yến huyết có giá trị cao loại yến này thường gặp phải khó khăn từ hình ảnh yến huyết chất lượng thành yến huyết giả.

Thông thường yến huyết giả thường khi soi kỹ thì các bạn sẽ thấy người ta tinh chế từ rong biển xay nhuyễn rồi trộn với loại yến vụn, yến dạt, sau đó chúng ép thành khuôn. Nếu chúng ta không biết thì chúng ta vô tình nạp những sản phẩm mà ta cho là giá trị dinh dưỡng cao, biệt dược quý hiếm.... nhưng thật sự chúng ta dung nạp chất độc vào cơ thê. Điều này bạn phải thận trọng bạn nhé

Tổ yến còn được so sánh ngang bằng với "vàng trắng" vốn đã hiếm, tổ yến huyết còn hiếm hơn. Không đủ cung cấp để nhiều cửa hàng hay nhiều nơi bán, và cũng không phải mua lúc nào cũng có. Bạn cần tìm nơi đáng tin cung cấp Yến tốt nhất cho mình.

CHÚC BẠN CÓ SỰ LỰA CHỌN TỐT NHẤT !